Cách Tính Vật Liệu Xây Dựng Tiết Kiệm Chi Phí
1. Vật liệu xây nhà cơ bản
1.1. Vật liệu xây dựng cần phải biết khi xây nhà
– Xi măng: là thành phần chính trong bê tông về vữa xây, đảm bảo kết dính các loại vật liệu khác với nhau, tạo nên độ cứng và bền cho công trình. Xi măng được sử dụng nhiều khi tiến hành đóng bê tông cốt thép, đổ sàn hay vữa xây tường, trát tường.
– Cát: Vật liệu động giữa bê tông và vữa, tăng độ bền cho công trình và giảm chi phí hỗn hợp.
– Đá: Sử dụng làm cốt liệu cho bê tông, đảm bảo độ bền cơ học và tính ổn định cho kết cấu.
– Sắt, thép: Vật liệu chính của bê tông cốt thép, tăng tính chịu lực của bê tông, tăng tuổi thọ của công trình. Hiện nay, nhiều công trình nhà tiền chế sử dụng vật liệu sắt thép thay thế cho nhà khối bê tông, gạch vữa giảm thiểu đáng kế chi phí xây dựng.
– Gạch: sử dụng trong xây tường, các vách ngăn. Hiện gạch được sản xuất vứi nhiều loại khác nhau như gạch không lỗ, 2 lỗ, 4 lỗ, 6 lỗ, 8 lỗ,…
– Gỗ: Sử dụng cho các khung, sàn, cửa hay mái,…gỗ tự nhiên hay công nghiệp đều được sử dụng rộng rãi trong quá trình xây dựng.
1.2. Vật liệu xây dựng kết cấu
– Bê tông: hỗn hợp cát, đá, xi măng và nước, được sử dụng chủ yếu trong đổ móng, cột, dầm hay sàn,…
– Vữa xây: hỗn hợp xi măng, cát và nước, tỷ lệ này cần phải nghiên cứu kỹ để đảm bảo được độ bền, dễ thi công xây tường, trát tường
– Một số phụ gia xây dựng: các chất hóa học bổ sung để cải thiện tính năng như độ bền, chống thấm, chống nứt,…
1.3. Vật liệu xây dựng hoàn thiện
– Gạch ốp lát: Sử dụng ốp tường, lát sàn, sản xuất tương đối đa dạng mẫu mã, kích thước, màu sắc và chủng loại.
– Sơn: sơn bảo vệ hoặc trang trí bề mặt tường và trần nhà.
– Ngoài ra có các thiết bị vệ sinh, cửa, cửa sổ và những đồ nội và ngoại thất.
Trong phạm vi bài viết, Viettel Construction sẽ giới thiệu cách tính những vật liệu xây dựng cơ bản, đưa đến quý vị đọc giả quy trình tính toán chi tiết.
Vật liệu xây nhà cơ bản
2. Tại sao phải tính vật liệu xây dựng?
Việc tính toán vật liệu xây dựng, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc triển khai dự án và mang đến nhiều lợi ích thiết thực như:
– Thứ nhất là dự toán chi phí chính xác: với từng loại vật liệu cụ thể, chủ đầu tư nắm rõ tổng chi phí cần thiết cho ngôi nhà, từ đó có một kế hoạch tài chính hợp lý, tránh tình trạng phát sinh những chi phí khác ngoài dự kiến. Đồng thời, khi đã xác định được danh sách vật liệu cụ thể, gia chủ còn có thể so sánh giá chênh lệch giữa các đơn gị cung cấp để chọn được vật liệu chất lượng với giá thành ưu đãi nhất.
– Thứ hai là lên kế hoạch thi công hiệu quả: việc xác định vật liệu xây dựng không chỉ về mức giá mà còn về khối lượng, việc tính toán trước số lượng vật liệu sử dụng hạn chế tối đa tình trạng thiếu vật liệu xây dựng, gây gián đoạn thi công.
– Thứ ba là đảm bảo chất lượng công trình: việc tính toán chính xác giúp bạn lựa chọn vật liệu có chất lượng phù hợp với yêu cầu về kiến trúc, kết cấu đảm bảo phù hợp tuo
3. Công thức tính vật liệu xây dựng nhanh chóng
3.1. Hướng dẫn cách tính vật liệu xây dựng cho 1 m2
Một trong những cách tính được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng hiện nay đó chính là tính dựa vào diện tích xây dựng. Với mỗi m2 xây dựng, sẽ có khoảng chi phí giúp bạn ước lượng được ngân sách cần chuẩn bị, hạn chế được vấn đề đơn giá của nhà thầu thi công đẩy giá vật liệu lên quá cao.
Diện tích xây dựng = diện tích sàn sử dụng (100% diện tích sàn thực tế) + diện tích khác (móng, mái, sân, ban công, tầng hầm,…)
Các diện tích khác này sẽ có hệ số tính vào diện tích xây dựng khác nhau. Để tìm hiểu chi tiết hơn, bạn đọc giả tham khảo thêm bài viết: Cách tính diện tích xây dựng: Những điều bạn cần biết.
Từ diện tích, ta sẽ tính được chi phí vật liệu xây dựng theo công thức:
Chi phí vật liệu (VNĐ) = Diện tích xây dựng (m2) * Đơn giá xây dựng (VNĐ/m2)
Hướng dẫn cách tính khối lượng một số vật liệu cơ bản
3.2. Hướng dẫn cách tính khối lượng một số vật liệu cơ bản
a. Cách tính khối lượng sắt trong xây nhà
Sắt là một trong những vật liệu xây dựng được sử dụng với khối lượng lớn, cần phải tính toán chính xác. Sau đây là phương pháp tính lượng sắt tùy thuộc vào kích thước đường kính và vị trí của sắt trong thi công.
Lưu ý: dự tính trong bảng chỉ mang tính chất tham khảo, để nắm được cách tính chính xác xin mời bạn đọc tham khảo bài viết: Cách tính khối lượng sắt thép xây dựng đơn giản, chính xác
Bảng tính khối lượng sắt theo vị trí
Vị trí | Khối lượng thép cần sử dụng | ||
Phi nhỏ hơn 10 | Phi từ 10 – 18 | Phi lớn hơn 18 | |
Móng cột | 20 kg | 50 kg | 30 kg |
Dầm móng | 25 kg | 120 kg | |
Cột | 30 kg | 60 kg | 75 kg |
Dầm | 30 kg | 85 kg | 50 kg |
Sàn | 90 kg | ||
Lanh tô | 80 kg | ||
Cầu thang | 75 kg | 45 kg |
b. Cách tính khối lượng xi măng, cát, đá trong xây dựng
Bê tông là hỗn hợp của các loại vật liệu như xi măng, cát, đá cùng một số loại phụ gia khác, có đặc tính chịu lực tốt, ổn định và bền vững theo thời gian nên được sử dụng tại nhiều vị trí trong xây dựng. Tùy theo từng loại bê tông mà chúng được sản xuất với định mức vật liệu xây dựng đầu vào khác nhau:
Bảng tính xi măng, cát, đá cho 1 m3 vữa, bê tông
Phân loại | Đá dăm (m3) | Cát vàng (m3) | Xi măng PCB40 (kg) | Nước (lít) |
Vữa bê tông mác 75 | 1.09 | 247 | 110 | |
Vữa bê tông mác 200 | 0.86 | 0.483 | 248 | 185 |
Vữa bê tông mác 250 | 0.85 | 0.466 | 324 | 185 |
Vữa bê tông mác 300 | 0.84 | 0.45 | 370 | 185 |
Tham khảo thêm bài viết: Bê tông là gì? Các loại bê tông phổ biến
c. Cách tính vật liệu xây dựng tường gạch
Tron thi công nhà ở dân dân dụng, tường nhà được chia thành hai loại là tường 10 và tường 20 tương đương với 1 hoặc 2 hàng gạch khi thi công. Tại khu vực miền Bắc, tường 10 có độ dày đạt khoảng 110mm và tường 20 có độ dày khoảng 220mm. Còn tại khu vực miền Nam, tường 10 và tường 200 có độ dày lần lượt là 100mm và 200mm. Điểm khác biệt về độ dày này xuất phát từ kích thước gạch sử dụng tại hai vùng miền có độ dày khác nhau.
Cách tính gạch xây nhà tùy thuộc vào độ dày, loại tường, loại gạch sử dụng.
Dự tính số lượng gạch ống cho 1m2 tường
Gạch ống là vật liệu xây dựng được sản xuất từ đất sét tự nhiên, trọng lượng tương đối nhẹ, khả năng cách nhiệt tốt, giá thành rẻ nhưng tính chống thấm kém, tính thẩm mỹ thấp và thường được sử dụng trong tường bao hay công trình phụ.
Loại tường | Đơn vị tính | Vật liệu của của một đơn vị định mức | |||
Loại vật liệu | Quy cách (cm) | Đơn vị | Số lượng | ||
Tường 10 | 1 m2 xây dựng | Gạch | 8*8*19 | Viên | 58 |
Vữa | Lít | 43 | |||
Tường 20 | 1 m2 xây dựng | Gạch | 8*8*19 | Viên | 118 |
Vữa | Lít | 51 | |||
Tường 10 | 1 m2 xây dựng | Gạch | 10*10*20 | Viên | 46 |
Vữa | Lít | 15 | |||
Tường 20 | 1 m2 xây dựng | Gạch | 10*10*20 | Viên | 90 |
Vữa | Lit | 33 |
Dự tính số lượng gạch thẻ cho 1m2 tường
Gạch thẻ cũng là loại gạch nung, tuy nhiên có sự khác biệt so với gạch ống ở trọng lượng nặng hơn, độ bền cao, khả năng chống thấm tốt. Đồng thời, giá thành của chúng cũng cao hơn tương đối trên thị trường. Gạch thẻ được sử dụng chủ yếu trong thi công tường chính và nhà ở.
Loại tường | Đơn vị trính | Vật liệu của của một đơn vị định mức | |||
Loại vật liệu | Quy cách (cm) | Đơn vị | Số lượng | ||
Tường 10 | 1 m2 xây dựng | Gạch | 5*10*20 | Viên | 83 |
Vữa | Lít | 23 | |||
Tường 20 | 1 m2 xây dựng | Gạch | 5*10*20 | Viên | 162 |
Vữa | Lít | 45 | |||
Tường 10 | 1 m2 xây dựng | Gạch | 4*8*19 | Viên | 103 |
Vữa | Lít | 20 | |||
Tường 20 | 1 m2 xây dựng | Gạch | 4*8*19 | Viên | 215 |
Vữa | Lit | 65 |
Lưu ý: số lượng gạch trong bảng chỉ mang tính chất ước lượng, để xác định được số lượng gạch chính xác cho ngôi nhà của bạn cần xác định chuẩn kích thước, loại gạch sử dụng, loại tường xây, độ dày tường xây.
4. Hướng dẫn chọn mua vật liệu xây dựng cơ bản
– Xác định chính xác nhu cầu và ngân sách: bước đầu tiên khi bắt đầu mua vật liệu đầu vào đó chính là xác định khối lượng của từng loại vật liệu với khối lượng phù hợp. Từ đó, gia chủ lên kế hoạch tài chính và chuẩn bị ngân sách cho các hạng mục thi công, giai đoạn triển khai của công trình. Lập một bảng dự toán chi tiết về số tiền có thể đầu tư giúp so sánh và lựa chọn nhanh chóng nằm trong khả năng tài chính.
– Tìm hiểu kỹ lưỡng về đặc điểm của các loại vật liệu xây dựng: như được giới thiệu, từng nhóm vật liệu được sản xuất và cung cấp với đa dạng loại khác nhau. Để nắm được vật liệu đầu vào, chủ đầu tư hay thầu xây dựng đều phải biết về các tiêu chuẩn chất lượng, đảm bảo đạt yêu cầu.
– Chọn nhà cung cấp uy tín, hợp đồng mua rõ ràng: hiện nay có đa dạng nhà cung cấp với quy mô lớn nhỏ khác nhau, những cái tên uy tín, chuyên cung cấp sản phẩm chất lượng và có chứng nhận sẽ là lựa chọn hàng đầu cho gia chủ. Hợp đồng yêu cầu cung cấp phải đầy đủ hóa đơn, chứng từ và ký kết đầy đủ rõ ràng bảo vệ quyền lợi của mình.
– Kiểm tra chất lượng vật liệu khi nhận hàng: hàng mẫu từ phía nhà cung cấp cần đạt chuẩn về chất lượng, màu sắc cũng như kích thước trước khi ra quyết định mua hàng. Đặc biệt là số lượng và chủng loại trong hợp đồng để tránh những trường hợp thiếu hụt hoặc sai sót trong quá trình giao nhận.
– Tham khảo tư vấn từ những đơn vị có chuyên môn: tham khảo ý kiến từ những kỹ sư xây dựng đảm bảo được tư vấn các loại vật liệu phù hợp với công trình. Viettel Construction với đội ngũ chuyên gia bóc tách khối lượng đảm bảo sẽ giúp bạn thực hiện tốt công việc lên kế hoạch chuẩn bị vật liệu xây dựng đầu vào cho dự án, công trình của bạn.
Hướng dẫn chọn mua vật liệu xây dựng cơ bản
Bóc tách khối lượng là một trong những bước quan trọng hàng đầu trong quá trình triển khai bất kỳ dự án, công trình nào. Từ những chia sẻ của Viettel Construction, mong rằng quý bạn đọc sẽ nắm được cách vật liệu xây nhà chính xác từ đó tiết kiệm tối đa chi phí nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng cho công trình của của mình đang triển khai.