Dự án điện mặt trời dự kiến triển khai trong tháng 5 và 6/2022 tại Khu công nghiệp Becamex Bình Phước, xã Minh Thành, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước. Dự án sử dụng tấm pin năng lượng mặt trời Jinko 535 và biến tần của Huawei với tổng công suất đạt 375kW, tổng giá trị hợp đồng đạt gần 5.1 tỷ đồng, được Viettel Construction triển khai tư vấn, thiết kế và thi công lắp đặt.
Hình ảnh khu đô thị Becamex Bình Phước
Theo các chuyên gia, mô hình kết hợp điện mặt trời và sản xuất chế biến thực phẩm có nhiều ưu điểm, mang lại lợi ích về kinh tế và xã hội, như:
- Giải quyết bài toán về sử dụng tài nguyên đất giữa phát triển năng lượng và sản xuất thực phẩm.
- Tận dụng mái che sẵn có, tăng doanh thu cho doanh nghiệp (từ tiết kiệm chi phí sản xuất, tiết kiệm tiền điện, thu nhập bán điện dư), tăng cơ hội quảng bá và cạnh tranh (sản xuất/chuỗi cung ứng bền vững).
- Giúp chống nóng mái nhà xưởng/ khu vực nhà máy, ổn định nguồn điện sử dụng cho hoạt động làm mát.
- Chủ động được nguồn điện phục vụ sinh hoạt, sản xuất, nhất là với những khu nhà máy và khu vực ở xa khu dân cư (xa điện lưới, đường dây điện xa gây hao tổn điện năng nhiều).
- Giảm áp lực cho lưới điện quốc gia, góp phần giảm phát thải carbon, xây dựng nguồn năng lượng bền vững.
Bên cạnh dự án của Viettel Construction ký kết tại Bình Phước, ngay từ đầu hè 2022, rất nhiều các hợp đồng điện năng lượng mặt trời đã được thương thảo và ký kết ở Sóc Trăng, Lâm Đồng … Với kinh nghiệm triển khai, uy tín thương hiệu trên thị trường, Viettel Construction đang trở thành một đơn vị cung cấp giải pháp năng lượng mặt trời cho các phân khúc khách hàng từ cá nhân tới doanh nghiệp.
Mô hình điện mặt trời kết hợp nhà máy, trang trại tại Việt Nam, vài năm trở lại đây, đang thu hút sự chú ý và được ngày càng được nhiều cá nhân/doanh nghiệp đầu tư. Mô hình này cũng được Viettel Construction xác định là trọng tâm phát triển ngành năng lượng mặt trời trên toàn quốc.