
1. Đài móng là gì?
Tại phần móng, đài móng là bộ phận liên kết giữa các cọc, nhờ có liên kết này mà lực phân bổ đồng đều và hiệu quả, tránh hiện tượng áp lực mất cân bằng dồn vào một vị trí gây hiện tượng sụt lún nguy hiểm.
Căn cứ và phương pháp thi công, chúng được chia thành 2 loại: đài móng cứng và mềm. Tùy vào dự án, thiết kế ban đầu, hình dáng của đài rất đa dạng từ hình tròn, hình côn, đến hình tam giác nhằm đáp ứng phù hợp cho yêu cầu riêng của công trình.
2. Các bước thi công đài móng chuẩn chất lượng
2.1. Bước 1: Đào đất thi công
– Công việc này đòi hỏi cần đủ nhân lực và vật lực như máy đào chuyên dụng để tiến hành đào nhanh chóng
– Sau khi đào đất sẽ tiến hành chỉnh sửa hố với độ cao theo đúng yêu cầu thiết kế
– Đất trong quá trình đào được vận chuyển đến bãi thải theo quy định, tránh đặt ngổn ngang cản trở đường đi.
2.2. Bước 2: Đổ bê tông lót đài bệ
– Sau khi đào đất, bước thứ 2 trong biện pháp thi công là đổ bê tông với độ dày khoảng 5cm.
– Cần có biện pháp che phủ để tránh tác động từ bên ngoài, chờ lớp bê tông này cứng lại rồi triển khai bước tiếp theo.
2.3. Bước 3: Lắp đặt cốt thép, ván khuôn
– Khi bê tông đông cứng, đủ cường độ, đài móng được tiếp tục lắp dựng cốt thép và giằng cọc đồng thời.
– Đội ngũ công nhân lúc này lắp đặt ván khuôn cùng thanh chống cho bước cuối cùng trong thi công đài móng.
2.4. Bước 4: Đổ bê tông
– Kết thúc lắp đặt cốt thép cần nghiệm thu và đổ bê tông.
– Bê tông vận chuyển bằng phương tiện chuyên chở và bơm tĩnh trực tiếp vào đài bệ và giằng móng cho đến khi đạt được độ cao theo quy định đến đáy sàn. Phần còn lại của bê tông sẽ được đổ tiếp cùng với sàn.
– Để bê tông đảm bảo chắc chắn cần sử dụng thêm đầm dùi.

3. Lưu ý khi thi công đài móng bạn cần biết
Quá trình thi công này không chỉ yêu cầu phải đảm bảo đúng quy trình mà còn chắc chắn về tính toán để đạt được hiệu quả đúng như yêu cầu:
– Xác định chính xác diện tích thiết kế thông qua hình dáng, thông số đài móng trên bản vẽ. Từ đó, cần có biện pháp tính toán khoa học, tận dụng triệt để và sử dụng tiết kiệm nhất vật liệu đầu vào. Việc bố trí số lượng cọc giữ đúng khoảng cách theo bản vẽ thiết kế quy định trước đó.
– Cọc chôn đúng độ sâu, phù hợp với địa chất và cấu tạo của công trình, đặc biệt với những dự án thiết kế tầng hầm, hồ bơi, cần phải chôn với độ sâu lớn hơn so với những dự án thông thường.
– Tính toán kỹ lưỡng chiều cao của đài theo các chỉ số đảm bảo tiêu chuẩn về kỹ thuật, đòi hỏi cần hiểu biết sâu về lĩnh vực xây dựng.
Từ những thông tin mà Viettel Construction chia sẻ với bạn về đài móng và biện pháp thi công đài móng đúng quy trình, hy vọng sẽ giúp bạn xây dựng được nền móng vững chắc, bền vững với thời gian. Và đừng bỏ lỡ những bài viết mới nhất của chúng tôi để cập nhật thêm kiến thức xây dựng cùng như dự án triển khai mới nhất!