Chiều ngày 28/10/2020, sau khi đi vào đất liền các tỉnh từ Đà Nẵng đến Phú Yên, bão số 9 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, nhưng đã gây ra nhiều thiệt hại nặng nề lên mạng lưới Viettel.
Theo tính toán cơn bão số 9 sẽ ảnh hưởng tới gần 4000 trạm phát sóng BTS của 6 tỉnh. Gần như toàn bộ các đơn vị của Viettel với hơn 1000 CBNV lao vào vùng ảnh hưởng để tham gia ứng phó. Đây được đánh giá là lần huy động quân số ứng cứu bão lũ lớn nhất Tập đoàn kể từ năm 2012 trở lại đây. Nhờ sự chủ động đó mà mạng lưới của Viettel vẫn đứng vững sau bão.Cây đổ ra đường gây khó khăn cho việc di chuyển đi ứng cứu, anh em kỹ thuật phải chặt từng cây, dọn đường để di chuyển
Về sự cố hạ tầng mạng lưới, bão số 9 làm đổ 03 vị trí cột BTS tại Quảng Ngãi và Gia Lai, 01 trạm bị rách mái tôn tại Quảng Nam và gây chia cắt 70 vị trí trạm.
Về gián đoạn thông tin, tổng số lượt GĐTT tính từ thời điểm 00h00′ – 18h00′ ngày 28/10 mất điện 24330 lượt vị trí, down 6908 vị trí và 22379 tủ.
Về mạng truyền dẫn, mạng CĐBR, bão số 9 gây mất tổng cộng 748 link truyền dẫn và gây ra 25 sự cố đứt cáp trục, cáp nhánh CĐBR.
Tính đến thời điểm 15h00 ngày 29/10, những ảnh hưởng của bão số 9 cơ bản đã được không chế, khôi phục lại thông tin liên lạc cho người dân, cụ thể: còn 1278 vị trí mất điện gây gián đoạn thông tin 559 vị trí. Lực lượng kỹ thuật đã khắc phục được 750/1281 sự cố truyền dẫn, 19/43 sự cố đứt cáp trục, nhánh CĐBR.
Một số hình ảnh ứng cứu thông tin bão số 9:
Mặc dù gió vẫn còn rất lớn, anh em kỹ thuật đã bắt tay ngay vào công việc UCTT
Sau khi bão vào, có lẽ điều đáng lo ngại nhất với anh em kỹ thuật là lũ sẽ ập đến
…còn đối với những người lính VCC, họ lại phải lao mình vào trong bão, hành quân đến nơi có bão, để sẵn sàng UCTT
Hơn 1 tháng trước, lực lượng kỹ thuật VCC trên toàn quốc đã cùng phục những cơn bão liên tiếp, cùng những đợt ngập lụt diện rộng tại Huế, Quảng Trị, Quảng Bình..
Có rất nhiều đồng chí đã rất lâu chưa được về nhà
Trong làn nước lũ, thấp thoáng bóng dáng người Công trình Viettel đang dầm mưa, không ngại hiểm nguy hết mình vì mạng lưới người dân