Khái quát các chỉ số kinh doanh Quý 3 và 9 tháng đầu năm 2021
Kết quả sản xuất kinh doanh quý 3 của Viettel Construction ghi nhận doanh thu 1.924,2 tỷ đồng, tăng trưởng 23,8% so với cùng kỳ năm 2020 (△ = 369,8 tỷ). Lợi nhuận trước thuế đạt 112 tỷ đồng, tăng trưởng 26,1% so với cùng kỳ năm 2020 (△ = 31,6 tỷ).
Lũy kế doanh thu tính hết tháng 9/2021 đạt 5.476,3 tỷ đồng, tăng trưởng 29,3% so với cùng kỳ năm 2020. Hoàn thành 83% kế hoạch doanh thu năm 2021 (6.600 tỷ đồng). Dòng tiền ròng đạt 129,1 tỷ đồng, tăng trưởng 32,4% so với cùng kỳ năm 2020 (△ = 31,6 tỷ), lũy kế đạt 77,4% kế hoạch năm (361,3/466,6 tỷ).
Chỉ tiêu hiệu quả:
– Ebitda: Đạt 149,3 tỷ đồng, tăng trưởng 28,9% so với cùng kỳ năm 2020 (△ = 33,5 tỷ). Lũy kế đạt 78,2% kế hoạch năm (421,9/539,8 tỷ).
– ROE: Đạt 6,7%, tăng trưởng 15,4% so với cùng kỳ năm 2020 (△ = 0,9%).
– ROA: Đạt 1,7%, tương đương so với cùng kỳ năm 2020.
Mặc dù Quý 2 và Quý 3/2021 dịch Covid-19 bùng phát mạnh, nhiều tỉnh thành thực hiện giãn cách và tạm ngưng hoạt động, tuy nhiên kết quả sản xuất kinh doanh của Viettel Construction vẫn được đảm bảo. Việc hoàn thành đến 83% kế hoạch mục tiêu chỉ trong 9 tháng đầu năm phản ánh ngành nghề kinh doanh mang tính chất bền vững của Viettel Construction, chịu tác động gần như rất ít từ các yếu tố dịch bệnh.
Doanh thu 9 tháng đầu năm là bước đệm để Viettel Construction tạo sự đột phá trong Quý 4/2021
Doanh thu các Quý của Viettel Construction đều tăng ít nhất 24% so với cùng kỳ năm 2020
Theo đó, hoạt động kinh doanh Quý 3/2021 của Viettel Construction nổi bật với các lĩnh vực:
* Lĩnh vực Vận hành khai thác:
– Hoạt động trong nước:
+ Đảm bảo chất lượng vận hành khai thác mạng lưới của Tập đoàn Viettel và các đối tác (CMC Telecom, MobiFone) trong điều kiện dịch bệnh diễn biến phức tạp, lây lan phạm vi diện rộng.
+ Xây dựng 29 gói sản phẩm cung cấp dịch vụ lắp đặt, bảo dưỡng, vận hành các thiết bị và đưa vào kinh doanh.
+ Xúc tiến hợp tác với các đối tác lớn như Samsung và Karofi cung cấp dịch vụ bảo hành, sửa chữa các thiết bị. Giai đoạn 1 đã tiến hành triển khai tại 8 tỉnh Samsung đang hoạt động và 5 tỉnh đối với Karofi.
– Hoạt động nước ngoài:
+ Viettel Construction tiếp tục duy trì chất lượng ổn định hạ tầng mạng lưới của Metfone tại Campuchia, Mytel tại Myanmar trong điều kiện bất ổn về chính trị.
+ Tiếp nhận và đảm bảo chất lượng hạ tầng mạng lưới của nhà mạng MNTI, duy trì chất lượng mạng lưới đối tác NTD tại Myanmar.
* Lĩnh vực Xây dựng:
– Đảm bảo tiến độ thi công nâng cao chất lượng mạng lưới, tiến độ triển khai các chương trình/ dự án quan trọng của Tập đoàn và Bộ Quốc Phòng (Bảo dưỡng 47/47 trạm BTS Trường Sa; Phối hợp VHT lập thiết kế; Dự toán 28 trạm thuộc dự án tiếp địa, lắp đặt thiết bị đài radar CSX – Dự án radar năm 2021 của Quân chủng Hải quân và Quân chủng Phòng không Không quân).
– Ký kết hợp đồng giai đoạn 2 dự án Louis City – Hoàng Mai Hà Nội trị giá 415 tỷ đồng (trước đó đã ký kết hợp đồng giá trị 440 tỷ đồng), dự án Kim Chung Di Trạch giai đoạn 2 trị giá 145 tỷ đồng, giai đoạn 2 dự án Aqua City Đồng Nai gần 81 tỷ đồng và dự án Danko Thái Nguyên gần 50 tỷ.
Mới đây Viettel Construction đã bắt đầu triển khai xây dựng giai đoạn 2 dự án Aqua City Đồng Nai
* Lĩnh vực Giải pháp tích hợp (GPTH):
– Mặc dù dịch bệnh diễn biến phức tạp trên diện rộng, ảnh hưởng nhu cầu tiêu dùng và khả năng tiếp cận khách hàng, tuy nhiên lĩnh vực GPTH vẫn duy trì tăng trưởng doanh thu quý 3/2021 đạt 174,3 tỷ, lũy kế năm 2021 đạt 592 tỷ đồng.
– Phát triển kinh doanh các sản phẩm, giải pháp phục vụ công tác học tập, làm việc của người dân, mang lại giá trị cho xã hội như: giải pháp cầu truyền hình trực tuyến cho doanh nghiệp/trường học, laptop và máy tính bảng cho học sinh/sinh viên,…
– Đẩy mạnh hợp tác với các hãng sản xuất có thương hiệu để đa dạng hóa sản phẩm trong thời kỳ dịch bệnh như: AI camera Hanet, điều hòa, máy lọc không khí Carrier,… Doanh thu đạt 26,5 tỷ đồng.
* Lĩnh vực Đầu tư Hạ tầng:
– Hoàn thành đồng bộ hạ tầng 910 trạm BTS trong Quý 3/2021, đạt 61% kế hoạch năm. Tính đến hết tháng 9/2021, lũy kế số trạm do Viettel Construction sở hữu là 1.740 trạm.
– Hoạt động tìm kiếm nhà mạng thứ 2 cho thuê lũy kế đạt 25 trạm.
– Truyền dẫn (treo, ngầm): Đưa vào kinh doanh 36.2 km truyền dẫn, lũy kế sở hữu 2.610 km cáp quang treo, 4 tuyến cống bể ngầm.
– Ký hợp đồng triển khai 166.000 m2 DAS trong 9 tháng đầu năm, lũy kế triển khai 3 triệu m2, đã đưa vào kinh doanh 1,4 triệu m2.
– Lũy kế sở hữu 47 hệ năng lượng mặt trời với tổng công suất 17,7 MWp.
* Lĩnh vực Công nghệ thông tin: Tiếp tục duy trì kinh doanh các sản phẩm 1Office, Sapo, Viettel sale, TC soft và EZ Cloud, Bussiness Household, E-Office và E-Edu). Doanh thu quý 3/2021 đạt 7 tỷ, bằng 1,25 lần tổng doanh thu 6 tháng đầu năm 2021 (5,6 tỷ đồng).
HOẠT ĐỘNG NỘI BỘ TIÊU BIỂU:
Chương trình phát triển kênh bán năm 2021 với mục tiêu mỗi xã có ít nhất 1 cộng tác viên để cung cấp thông tin, tư vấn bán các sản phẩm dịch vụ của Viettel Construction đã mang lại kết quả khả quan. Quý 3 phát triển được 1.758 CTV/Đại lý, lũy kế năm phát triển được 5.923 CTV/Đại lý. Doanh thu kênh xã hội hóa quý 3 đạt 85,3 tỷ, trung bình đạt 28,4 tỷ/tháng, lũy kế năm đạt 223 tỷ đồng.
Tập trung phát triển “con người, quy trình, công nghệ, quản trị”:
– Con người:
+ Tập trung xây dựng lực lượng kinh doanh tuyến tỉnh, huyện có chuyên môn đúng yêu cầu để đẩy mạnh các hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD). Tuyển dụng 30 Phó Giám đốc phụ trách Hạ tầng đúng chuyên ngành, định biên mỗi CNKT tỉnh có 01 Trưởng phòng Kinh doanh, bổ sung 154 Giám đốc và Phó Giám đốc kinh doanh quận huyện.
+ Tăng cường hoạt động đào tạo và học tập để sẵn sàng cho việc đẩy mạnh SXKD sau khi dịch bệnh dần được kiểm soát.
+ Tổ chức 32 buổi đào tạo các lĩnh vực sản phẩm, kinh doanh, kỹ thuật, nhận thức cho hơn 10.000 lượt học viên. Tổ chức 25 kỳ đào tạo, kiểm tra chuyên môn nghiệp vụ, nhận thức định kỳ cho hơn 52.000 lượt CBNV toàn Tổng Công ty tham gia.
+ Triển khai khóa đào tạo về quản trị chuỗi cung ứng (Supply chain) cho nhóm đối tượng Cán bộ quản lý của Tổng Công ty (115 nhân sự tham gia gồm Ban Tổng Giám đốc, Trưởng phòng, Giám đốc các trung tâm, thị trường, CNKT tỉnh). Khóa đào tạo nhằm trang bị kiến thức “thực chiến” về quản trị chuỗi cung ứng mới nhất để Cán bộ quản lý áp dụng ngay vào công tác quản lý hoạt động SXKD.
– Quy trình:
+ Viettel Construction tiến hành tái cấu trúc lại toàn bộ quy trình nghiệp vụ lõi, hoạt động SXKD tại Tổng Công ty theo chuỗi cung ứng Supply chain, hướng tới xây dựng hệ thống quản trị hoạt động tối ưu, đồng bộ giữa các lĩnh vực kinh doanh. Giúp tối ưu lãng phí, tăng năng suất lao động (Phân loại và phân cấp rõ quy trình; Chuẩn hóa quy trình theo mô hình chung; Thiết lập các KPI đo lường, đánh giá về hiệu quả và hiệu lực cho từng quy trình).
+ Tiếp tục triển khai xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn ISO:
- ISO 31000 & COSO về hệ thống quy trình quản trị rủi ro.
- ISO 10002 về quy trình tiếp nhận xử lý khiếu nại khách hàng.
- ISO 9001:2015 về tiêu chuẩn chất lượng (hiện đang thực hiện đánh giá và cấp chứng nhận tiêu chuẩn mở rộng cho 63 CNKT Tỉnh/TP; trước đó đã triển khai áp dụng cho khối cơ quan Tổng Công ty).
– Công nghệ:
+ Viettel Construction xây dựng hoàn thiện Super app bán hàng, phục vụ nhu cầu của khách hàng về tra cứu thông tin sản phẩm, đặt hàng, thanh toán. Bắt đầu đưa vào triển khai thử nghiệm từ tháng 10/2021.
+ Hoàn thành sản phẩm VCC Solar scada và hoàn thiện tài liệu kỹ thuật đi kèm. Triển khai kinh doanh thử nghiệm sản phẩm Home Controller của Viettel Construction để đánh giá, hoàn thiện kinh doanh chính thức từ tháng 01/2022.
+ Phát hành phiên bản app Smartphone VCC Solar scada trên CH Play/Apple Store. Phát hành phiên bản app Smartphone maika của đối tác OLLI có tích hợp hệ thống VCC Smartphone trên CH Play/Apple Store.
– Quản trị:
+ Thành lập bộ phận BOC – Business Operations Center với nhiệm vụ tích hợp các hệ thống phần mềm, chịu trách nhiệm cảnh báo, đối soát và phòng chống gian lận.
+ Hoàn thiện mô hình và hệ thống quản trị rủi ro tại Viettel Construction: về chính sách, mô hình tổ chức quản trị rủi ro, xây dựng 15 danh mục rủi ro hàng đầu của Viettel Construction và các phương pháp ứng phó. Tổ chức đào tạo và cấp chứng chỉ mềm cho lực lượng điều phối viên quản trị rủi ro tại Tổng Công ty.
+ Phê duyệt và triển khai kế hoạch niêm yết cổ phiếu trên sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HoSE).
** PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM QUÝ 4/2021:
– Viettel Construction đặt kế hoạch doanh thu đạt 1.848 tỷ đồng, lũy kế năm 2021 đạt 7.324,3 tỷ đồng ~ 111% kế hoạch năm (6.600 tỷ). Lợi nhuận trước thuế đạt mức 98,2 tỷ đồng, lũy kế năm 2021 đạt 403,7 tỷ đồng ~ 115,1% kế hoạch năm (350,6 tỷ). Trong đó:
– Lĩnh vực Vận hành khai thác:
+ Hoàn thành công tác tiếp nhận Vận hành khai thác nhà mạng YGN (quy mô 1500 trạm, 15 đội kỹ thuật, doanh thu dự kiến 4,8 tỷ đồng/tháng). Tiếp xúc đàm phán Vận hành khai thác cho đối tác OCK.
+ Tiếp tục đàm phán mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ cho đối tác Karofi và Samsung. Đàm phán các chương trình hợp tác với đối tác lớn như: Standard trust bank, Ferroli, Pharmacity, TH true milk,…
– Lĩnh vực Xây dựng: Đẩy mạnh triển khai thi công giai đoạn 2 các dự án lớn (Louis City, Hinode Royal Park,…) đảm bảo tiến độ theo yêu cầu Chủ đầu tư. Tiến hành tiếp xúc các Chủ đầu tư mới để mở rộng nguồn việc quý 4/2021 và năm 2022 (như TNR, MBLand,…).
– Lĩnh vực Giải pháp tích hợp: Đẩy mạnh công tác tiếp xúc với các doanh nghiệp lớn để triển khai các dự án điện năng lượng mặt trời theo cơ chế DPPA, mục tiêu doanh thu 100 tỷ trong quý 4/2021.
– Lĩnh vực Đầu tư hạ tầng:
+ Hoàn thành đồng bộ hạ tầng 576 trạm BTS trong quý 4/2021, lũy kế hoàn thành cam kết triển khai 1.484 trạm với VTNet năm 2021.
+ Hoàn thành kế hoạch tăng tỷ lệ dùng chung hạ tầng với lũy kế 93 vị trí có từ 2 nhà mạng trở lên.
– Lĩnh vực Công nghệ thông tin: Tiếp tục đẩy mạnh kinh doanh với 8 sản phẩm (1Office, Sapo, Viettel sale, TC soft và EZ Cloud, Bussiness Household, E-Office và E-Edu).